phổ biến kiến thức kỹ thuật An toàn lao động

Kỹ thuật An toàn lao động

  1. NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ ATLĐ
1.a. Khi làm việc trong nhà máy yêu cầu mọi người phải tuân thủ các điều sau:
• Các nội qui an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ
• Qui trình vận hành thiết bị
• Các băng rôn, biển báo, khẩu hiệu về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy
• Không được dùng rượu bia, chất kích thích khi vào nhà máy

1.b. Nguyên tắc khi làm việc tập thể:
• Làm việc theo sự chỉ huy hướng dẫn của người chỉ huy trực tiếp
• Tiến hành làm việc theo đúng trình tự đã được hướng dẫn
• Khi đổi ca hoặc chuyển qua vị trí khác phải tiến hành bàn giao rõ ràng cho người có trách nhiệm

1.c. Đi lại trong nhà máy:
• Tuân theo lối đi qui định, không vượt tắt, qua những nơi có biển cấm, dây rào.
• Không đi lại nơi có người làm việc phía trên
• Khi có chướng ngại vật ở lối đi phải dọn dẹp để thông đường.
• Sử dụng giày, dép có quai hậu khi đi lại trong nhà máy
• Chú ý tránh dây điện, vũng nước, vật bén nhọn
• Không đứng hoặc dừng lại dưới cần cẩu hoặc xe nâng.

1.d. An toàn khi sắp xếp vật liệu
• Sắp xếp có thứ tự, ngăn nắp: Nặng dưới, nhẹ trên; chắt lỏng riêng, chất rắn riêng; hóa chất riêng; chất dễ cháy nổ để riêng…
• Dùng đế kê vật liệu và định vị chắc chắn. Tránh lăn, đổ ngã
• Bảo quản riêng, cẩn thận những chất dễ cháy nổ, acid…

1.e. Sử dụng đúng dụng cụ BHLD
• Trang bị thích hợp với công việc: ví dụ: làm việc trên cao phải có dây an toàn, mũ BHLD, với hóa chất phải có khẩu trang, găng tay cao su…
• Vừa vặn và trong tình trạng sử dụng tốt
• BẢo quản kỹ lưỡng sau khi sử dụng xong

2. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI CẦN CẨU
2.a. Các mối nguy hiểm
• Đứt cable, trượt thắng: Nguyên nhân do qua tải
• Rớt, đổ vật được cẩu

2.b. Phòng tránh
• Không sử dụng cáp bị đứt rạn,
• Sử dụng cáp có kích thước và số lượng đúng tải trọng
• Không cẩu quá tải
• Không đứng dưới cẩu đang hoạt động
• Không đứng trên vật cẩu khi đang cẩu

3. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI BĂNG TẢI
3.a. Nguy cơ gây tai nạn
• Đang sửa băng tải có người bấm cho băng tải chạy
• Trượt chân vô trong băng tải đang hoạt động

3.b. Cách phòng tránh
• Khi sửa chữa băng tải phải cắt điện hoàn toàn bằng ngắt aptomat, tháo cầu chì (nếu có).
• Khi sửa chữa phải chèn vật cứng như sắt thép để khống chế không cho băng tải hoạt động.
• Cử người giám sát điện trong suốt quá trình sửa chữa
• Chú ý tránh trượt chân vào băng tải khi đang hoạt động.
• Khi có sự cố xảy ra phải bấm nút dừng khẩn cấp

4. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ ÁP LỰC VÀ NHIỆT ĐỘ CAO
4.a. Nguy cơ gây tai nạn
• Xì hơi nóng, nước nóng vào người
• Bỏng do chạm với thiết bị đang làm việc ở nhiệt độ cao
• Nổ vỡ thiết bị

4.b. Cách phòng tránh
• Người không có nghiệp vụ và chưa được huấn luyện an toàn thiết bị áp lực không được vận hành thiết bị
• Không đứng đối diện với van khi thao tác đóng mở van
• Không tạo va đập đối với thiết bị đang có áp lực
• Không được dùng tay để tìm chỗ xì hở

5. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI HÓA CHẤT
5.a. Nguy cơ gây tai nạn
• Hóa chất văng vào người vào mắt

5.b. Cách phòng tránh
• Phải đeo kính bảo hộ lao động
• Đeo găng tay cao su
• Có sẵn nguồn nước sạch bên cạnh
• Vệ sinh sạch sẽ thân thể và dụng cụ sau khi xong việc

6. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRONG HẦM KÍN
6.a. Nguy cơ gây tai nạn
• Ngạt thở do thiếu không khí hoặc hít phải khí độc hại tích tụ
• Khí độc sinh ra do quá trình hàn, cắt, mài sửa chữa

6.b. Cách phòng tránh
• Thông gió bằng quạt tối thiểu 10’ trước khi chui vào. Chú ý phải có chỗ thoát gió ra ngoài, nếu không có thì phải tạo lỗ thoát sau khi xong việc thì hàn lại bên ngoài.
• Phải luôn có quạt thông gió trong suốt quá trình làm việc
• Có tối thiểu 1 người giám sát công việc ở bên ngoài

8. AN TOÀN VỀ ĐIỆN
8.a. Đề phòng
• Không được sửa điện nếu không có chuyên môn về điện
• Không vận hành hoặc sờ mó vào thiết bị khi tay ướt
• Phải có phích cắm điện cho các máy và thiết bị cầm tay
• Các công tắc, cầu dao phải có nắp đậy
• Không phun hoặc để rơi các chất lỏng lên các thiết bị điện như công tắc, motor, tủ, hộp phân phối điện
• Khi mang vác ống kim loại pahri chú ý tránh chạm dây điện phía trên và xung quanh
• Tránh xa nơi dây điện bị đứt, rơi xuống bề mặt ẩm ướt

8.b. Bảo quản:
• Không để vật nóng như mỏ hàn, mũi khoan vừa khoan, vật bén nhọn chạm vào dây dẫn điện
• Phải đặt các thiết bị điện ở nơi khô ráo.

8.c. Kiểm tra:
• Phải kiểm tra thường xuyên độ an toàn của trang, thiết bị điện, dây dẫn và các mối nối.

9. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG MÁY CÔNG CỤ
9.a. Các loại máy công cụ thường dùng trong nhà máy:
• máy khoan, máy mài, máy cắt, hàn cắt gió đá, hàn điện

9.b. Nguyên tắc chung khi sử dụng máy công cụ
• Chỉ người có tránh nhiệm mới được vận hành máy
• Khi vận hành phải trang phục gọn gàng và có dụng cụ BHLD cá nhân
• Kiểm tra máy trước khi vận hành
• Tắt máy khi không có người điều khiển hoặc khi nguồn điện bị cắt
• Trước khi vệ sinh, sửa chữa máy nhất thiết phải cắt nguồn điện và treo biển báo hoặc có người giữ nơi cấp điện
• Phải tiếp đất phần vỏ kim loại các thiết bị điện
• Khi sử dụng thiết bị điện cầm tay ở nơi nguy hiểm (trên cao, dưới hầm hố, trong thùng bồn kim loại…) phải có người giám sát và trực điện., thiết bị phải được cột vào nơi cố định để tránh rơi
• Không xách kéo máy bằng dây nguồn hoặc dùng dây nguồn để cột, kéo vật khác
• Không cắt nguồn điện bằng cách giật dây nguồn

9.c. Máy khoan
• Mang kính BHLD
• Không sử dụng găng tay
• Kiểm tra mùi khoan đã lắp cố định chưa
• Không thổi bằng miệng, không dùng tay để gạt phoi mài
• Khoan tấm mỏng phải nên lót gỗ
• Khi khoan tường, trần nhà phải xác định rõ vị trí dây điện ngầm

9.d. Máy mài, máy cắt
• Sử dụng kính bảo hộ khi sử dụng máy
• Máy phải có bộ phận che chắn
• Duy trì khoảng cách giữa đĩa mài và giá đỡ 3mm
• Đứng về 1 phía khi vận hành máy, tránh đứng trực diện (cùng mặt phẳng) với đá mài, đá cắt. Đề phòng sự cố xảy ra khi vỡ đá mài đá cắt (mảnh vụn bắn ra)
• Khi thay đá mái, đá cắt nhất thiết phải cho chạy thử 1-3 phút
• Không dùng đá mài, đá cắt khi có tiếng kêu lạ hoặc có vết nứt
• Khi mài phải để vật mài tiếp xúc từ từ với đá mài (tránh để xảy ra va đập mạnh)
• Mặt bích 2 bên đá phải có đường kính bằng nhau và bẳng tối thiểu 1/3 đường kính đá mài.

9.e. Hàn, cắt gió đá
• Bình khí phải được cột đứng và di chuyển bằng xe đẩy
• Nơi làm việc phải có phương tiện PCCC
• Khóa van lại sau khi làm việc
• Không sử dụng oxy để thổi bụi ở quần áo
• Tuyệt đối không để bình oxy tiếp xúc với dầu, mỡ
• Không để bình va đập, ngã đổ, rung động mạnh (tránh vỡ bình,gãy van)
• Không tự ý sửa chữa van chai oxy, gas, C2H2

9.f. Hàn điện
• Phải đeo mặt nạ hàn, găng tay, ủng cách điện…
• Nơi làm việc phải có phương tiện PCCC
• Cách ly vật dễ cháy nổ gần nơi hàn
• Không mặc trang phục có chất nylon, sợi tổng hợp
• Chú ý cách điện an toàn

Providers
  • Veno
  • Uvex
  • Steel bule
  • Rw
  • Regeltex
  • Nomex
  • Newtex
  • Nederman
  • Msa
  • Krusher
  • Ansell splash
  • Kcl
  • Intespiro
  • Haws
  • Camp safety
  • 3m